Gần đây, theo Sách trắng về nhân lực ngành bán dẫn năm 2021 do Ngân hàng nhân lực công bố, ngành bán dẫn của Đài Loan không ngừng lớn mạnh, đi ngược lại với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực chuyên môn trong ngành này cũng ngày càng tăng lên, nhiều doanh nghiệp kêu than khi không tìm được nhân tài. Trong bối cảnh thiếu hụt nhân tài trên thị trường lao động, doanh nghiệp mạnh dạn đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn nhằm thu hút ứng viên. Nhân sự của doanh nghiệp cũng vì thế phải sử dụng thêm nhiều cách thức khác nhau để thu hút nhân lực cho công ty.
Là một cán bộ nhân sự, có phải bạn thường xuyên cảm thấy phiền lòng khi một ứng viên xuất sắc mà bạn mất công tìm kiếm và phỏng vấn cuối cùng lại từ chối tới làm việc hoặc không chấp nhận lời đề nghị của công ty chỉ vì thời gian phê duyệt quá dài hay không? Ngoài đưa ra mức lương và phụ cấp hấp dẫn, bạn có thể áp dụng 05 mẹo dưới đây nhằm cải thiện trải nghiệm ứng tuyển của ứng viên tại doanh nghiệp mình, đồng thời thể hiện sự trọng thị của doanh nghiệp đối với các ứng viên đó.
1. Nhanh chóng xác nhận phạm vi lương của ứng viên
Dù cho ứng viên đam mê công việc đến đâu thì mức lương vẫn là một yếu tố quan trọng trong quá trình phỏng vấn của ứng viên. Để tránh trường hợp ứng viên từ chối lời đề nghị công việc của doanh nghiệp do mức lương không đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp nên cân nhắc thông báo trước phạm vi lương cho ứng viên, giảm bớt mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng của hai bên, đồng thời giúp sớm loại bỏ những ứng viên không phù hợp, tăng nhanh hiệu quả phỏng vấn trong doanh nghiệp.
2. Báo trước với ứng viên về quy trình phỏng vấn và thời gian phê duyệt
Mỗi doanh nghiệp đều có một quy trình phỏng vấn khác nhau, và đương nhiên, những ứng viên có năng lực sẽ không bao giờ chỉ phỏng vấn một công ty duy nhất. Những ứng viên này thường có nhu cầu cập nhật quy trình phỏng vấn của từng công ty để quản lý tình trạng ứng tuyển của mình. Vì vậy, một công ty có quy trình tuyển dụng rõ ràng sẽ tạo được ấn tượng cho những ứng viên tiềm năng như vậy. Và phần mềm hệ thống quản lý tuyển dụng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu này. Phần mềm này sẽ được tuỳ chỉnh theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp, qua đó, nhân sự có thể thông báo cho ứng viên những giai đoạn phỏng vấn trong hệ thống quản lý tuyển dụng, cũng như thời gian phê duyệt trong nội bộ doanh nghiệp, giúp ứng viên nắm rõ quy trình và tiến độ phỏng vấn như mong muốn. Bằng cách này, doanh nghiệp đã thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với ứng viên và thời gian của họ.
3. Cố gắng đơn giản hoá quy trình phỏng vấn
Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng quy trình phỏng vấn nghiêm ngặt có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên thích hợp nhất một cách chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, công việc này có thể đạt được bằng các phần mềm hệ thống quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp. Việc sử dụng các phần mềm này giúp nhân sự doanh nghiệp có thể nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên, cũng như nắm rõ nhận xét, đánh giá của quản lý bộ phận đối với ứng viên, quy trình phỏng vấn nhờ vậy được giản lược đi rất nhiều. Theo điều tra của Google, khoảng 04 vòng phỏng vấn là vừa đủ để dự đoán được năng lực trong tương lai của ứng viên, và có đủ độ tin cậy cần thiết.
4. Cân nhắc cơ chế bù đắp đặc biệt
Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc ứng viên gửi hồ sơ ứng tuyển cho doanh nghiệp bao gồm khoảng cách tới trụ sở công ty, mức độ thuận tiện của giao thông, hoặc các loại giấy tờ cần thiết khi ứng tuyển v.v. Nếu vị trí tuyển dụng đang thiếu hụt nhân tài, thì doanh nghiệp có thể cân nhắc cơ chế hỗ trợ một phần chi phí giao thông cho ứng viên, hoặc các biện pháp hỗ trợ cho ứng viên khi phải xin nghỉ phép ở công ty cũ để tham gia phỏng vấn. Mặc dù phương thức hỗ trợ một phần chi phí không mấy khi được thực hiện ở Đài Loan, tuy nhiên, phương thức này có sức hấp dẫn không nhỏ đối với việc thu hút nhiều hơn nữa các nhân tài, đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.
5. Phản hồi kết quả phỏng vấn cho ứng viên
Bất luận kết quả phỏng vấn ra sao, nhân sự vẫn cần phải thông báo kết quả đó cho ứng viên, giúp ứng viên cảm nhận được sự trọng thị của doanh nghiệp, đem đến cho họ những trải nghiệm tốt trong quá trình phỏng vấn. Vào mùa cao điểm trong tuyển dụng, một cán bộ nhân sự có thể phải quản lý hàng chục vị trí và ứng viên. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cho cán bộ nhân sự, khối nhân sự trong doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ từ hệ thống quản lý tuyển dụng nhằm nắm rõ quá trình phỏng vấn của từng ứng viên để theo dõi và phản hồi kịp thời, giảm bớt tình trạng ứng viên đánh giá không tốt và có những trải nghiệm không mấy tốt đẹp về công ty do cán bộ tuyển dụng thiếu sót trong việc thông báo với ứng viên.