I. Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển
HR 4.0 đã bắt đầu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh phát triển của thế giới, lĩnh vực nguồn nhân lực cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 cuộc cách mạng.
Bốn giai đoạn của cuộc cách mạng HR:
- HR 1.0 Đây là giai đoạn quản trị nguồn nhân lực được thao tác hoàn toản thủ công thông qua văn bản và giấy tờ. Ngành công nghiệp nguồn nhân lực ở Việt nam tại giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc tính toán lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên.
HR 2.0: Tại giai đoạn này, ngành công nghiệp nguồn nhân lực bắt đầu quen thuộc với việc sử dụng công nghệ để quản trị dễ dàng hơn. Các quản lý nhân sự được hoàn thiện các kĩ năng cơ bản về tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
HR 3.0: Internet đã được phủ sóng và áp dụng vào các hoạt động của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, họ chưa thật sự khai thác được hết các tính năng cần thiết. Hầu hết các website tại thời điểm này chỉ phục vụ cho công tác trưng bày và bán sản phẩm. Ngành công nghiệp nguồn nhân lực mới chỉ manh nha bắt đầu tập trung vào đào tạo kĩ năng mềm.
HR 4.0: Trong thời gian này, Internet thật sự bùng nổ, những máy móc hiện đại hỗ trợ việc quản trị nguồn nhân lực 4.0 một cách linh hoạt hơn. Công nghệ cũng giúp cho việc tuyển dụng và quản trị nhân sự trở nên dễ dàng và thuận tiện. Tư duy nhà tuyển dụng bắt đầu dịch chuyển theo hướng tập trung vào Thương hiệu tuyển dụng thông qua năng lực quản trị nhân tài và văn hóa doanh nghiệp.
So sánh với những cuộc cách mạng trước đó, các xu hướng tìm kiếm và quản trị con người trong kỉ nguyên 4.0 đã phát triển đa dạng hơn. Sự phát triển của công nghệ đã mở ra những tiện ích mới cho doanh nghiệp cũng như đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp nguồn nhân lực tại Việt Nam.
II. Thử thách
Đối với doanh nghiệp
Tồn tại nguy cơ thay đổi nhân sự nhanh chóng. Các rào cản giữa 2 tập đoàn ngày càng rút ngắn. Vì vậy, các nhà quản lý 4.0 sẽ so sánh lợi ích giữa các doanh nghiệp về chế độ đãi ngộ, văn hóa,..v.v. Điều này giúp cho nhân viên có nhiều lựa chọn hơn và nhảy sang các doanh nghiệp khác nhau.
2. Doanh nghiệp sẽ cần chi một khoản ngân sách tương đối cho đào tạo và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ cao cho nguồn nhân lực 4.0. Bằng việc lựa chọn không đầu tư vào công nghệ hiện đại, doanh nghiệp rất dễ tụt lại phía sau cũng như gặp khó khăn trong việc thu hút các ứng viên chất lượng cao.
3. Doanh nghiệp sẽ cần cải thiện môi trường làm việc vì những người lựa chọn làm công tác nhân sự tại Việt Nam và ứng viên ngày càng có yêu cầu cao hơn về chế độ. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những cải thiện về môi trường làm việc sẽ khó thu hút và giữ chân người lao động.
Đối với HR
1. Sự thay thế của công nghệ hiện đại đã đặt những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp vào nguy cơ mất việc. Công nghệ góp phần thúc đẩy quá trình tuyển dụng dễ dàng và tiện dụng hơn, cũng từ đó, nguồn nhân lực dần dần trở nên không cần thiết. Vì vậy, đội ngũ HRM trong kỷ nguyên 4.0 cần đáp ứng được các tiêu chí đặt ra của doanh nghiệp.
2. Tốc độ tuyển dụng cũng là một thách thức lớn đối với công tác nhân sự trong thời đại 4.0. Thông tin cập nhật về trình độ và thành tích của các ứng viên xuất sắc càng nhanh, thì công ty càng nhanh chóng có nhiều cơ hội tuyển dụng được ứng viên phù hợp.
3. Chuyên viên tuyển dụng cần nắm bắt nhiều công việc khác ngoài tuyển dụng. Nhân sự 4.0 đòi hỏi đội ngũ nhân sự tuyển dụng phải chủ động phát hiện những ứng viên tiềm năng và đưa họ trở lại doanh nghiệp. Họ cũng là chuyên gia giới thiệu các giá trị văn hóa và lợi ích của doanh nghiệp đến ứng viên.
4. Ngành nhân sự ở Việt Nam có nguy cơ mai một vì họ có thể bị thay thế bởi các dịch vụ tuyển dụng theo yêu cầu từ các công ty nhân lực thuê ngoài. Doanh nghiệp có thể chuyển toàn bộ việc tuyển dụng sang dịch vụ thuê ngoài để giảm chi phí và lợi ích cho người lao động.
III. Hòa hợp với những thay đổi
Sự thay đổi của công nghệ khiến nhiều nhà tuyển dụng nhân sự nghi ngờ rằng con người sẽ mất dần chỗ đứng. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 này, máy móc không thể thay thế con người. Các công ty tuyển dụng cao cấp 4.0 với đội ngũ nhân sự cấp cao khôn ngoan sẽ biết cách sử dụng công nghệ trong công việc.
Trước sức ép cạnh tranh tuyển dụng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chuyên gia tuyển dụng cần:
1. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân sự trong thời đại 4.0, tư vấn và gắn kết đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì trước đây, các chuyên viên tuyển dụng không chú tâm đến công tác này.
2. Những người làm công tác nhân sự tại Việt Nam cần tích cực tiếp thu và học hỏi các công nghệ quản lý mới như hệ thống HRIS hay hệ thống ATS. Việc chậm chân sẽ nhanh chóng khiến bạn bị tụt lại và bị đào thải bất cứ lúc nào.
3. Các nhà quản lý HR 4.0 cần thường xuyên cập nhật thông tin, xu hướng tuyển dụng trên các diễn đàn, mạng xã hội Facebook hay các trang blog. Cách đơn giản nhất là tham gia các diễn đàn, hội nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội để học hỏi, trải nghiệm và nhanh chóng tìm được nhân sự phù hợp.
4. Cùng nhau xây dựng chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt nhất nhằm thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp. Đồng thời, có những phương án thay thế nhân lực tối ưu trong suốt quá trình làm việc để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực kỹ thuật cao.
Những thách thức về nguồn nhân lực ở Việt Nam trong kỷ nguyên HR 4.0 là không thể tránh khỏi. Đây là nguyên tắc tất yếu trong quá trình kinh doanh đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình tuyển dụng hiện nay.